Cây cảnh xuất khẩu phải có ‘giấy khai sinh’
Bà Hoàng Ny, Giám đốc Trung tâm Bonsai Thanh Tâm (quận 12, TP.HCM), cho biết bốn container cây cảnh gồm khế, mai vàng, mai chiếu thủy xuất khẩu đầu năm 2014 của trung tâm đã bị cơ quan chức năng trả về với lý do không đủ các loại giấy xác nhận nguồn gốc và tuổi cây.
Dù đã cố gắng nhưng UBND phường chỉ cấp được giấy chứng nhận doanh nghiệp (DN) nằm trên địa bàn, có giấy phép kinh doanh và thực hiện đầy đủ việc đóng thuế. Còn các loại giấy khác thì phường không đủ… chuyên môn xác nhận, hậu quả DN thiệt hại 30.000 USD, chưa kể nhiều đơn đặt hàng khác phải hủy.
Từ cuối năm 2013 đến nay, các DN kinh doanh cây cảnh đã tạm ngưng xuất khẩu vì những quy định không hợp lý từ quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ do Chính phủ ban hành trong Quyết định 39/2012.
Theo Quyết định 39, muốn xuất khẩu cây cảnh thì phải được UBND phường, xã xác nhận nguồn gốc khai thác trong vườn nhà, trang trại hay rừng tự nhiên, trồng phân tán. Trong khi đó, cây cảnh của các cơ sở, DN lại thu mua của nhiều nông dân, nghệ nhân khắp cả nước. Có nhà vườn là nơi đào tạo nghề trồng cây cảnh, các sản phẩm của học viên cũng được thu mua lại để xuất khẩu. Các sản phẩm cây cảnh khi hoàn thiện để xuất khẩu đã phải qua rất nhiều trung gian trồng, chăm sóc, DN không thể nắm chính xác từng giai đoạn. Chính DN còn không biết nguồn gốc huống gì chính quyền địa phương.
Nhiều DN cây cảnh tại TP.HCM cho rằng những quy định trong quy chế quản lý cay canh van phong, cây bóng mát, cây cổ thụ là nhằm hạn chế tình trạng khai thác cây rừng bừa bãi, làm xói mòn, sạt lở tại các địa phương. Tuy nhiên, khi quy định này được áp dụng với DN chuyên trồng và kinh doanh cây cảnh thì không hợp lý.
Đáng lưu ý là quy chế có hiệu lực từ tháng 12-2012 nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện, UBND cấp xã, phường cũng như các cơ quan kiểm lâm địa phương đều bó tay trước yêu cầu cấp giấy chứng nhận về xuất xứ, nguồn gốc cho cây cảnh.
Theo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, hiện giá trị xuất khẩu cây cảnh các loại đạt hơn 50 triệu USD, mục tiêu đến năm 2015 cả nước có 20.000 ha hoa, cây cảnh với giá trị sản lượng 11.000 tỉ đồng, giá trị xuất khẩu 60 triệu USD/năm. Dù hội này đã có kiến nghị nhưng vướng mắc này vẫn chưa được tháo gỡ, ngành hàng xuất khẩu tiềm năng này đành giậm chân tại chỗ.
Dù đã cố gắng nhưng UBND phường chỉ cấp được giấy chứng nhận doanh nghiệp (DN) nằm trên địa bàn, có giấy phép kinh doanh và thực hiện đầy đủ việc đóng thuế. Còn các loại giấy khác thì phường không đủ… chuyên môn xác nhận, hậu quả DN thiệt hại 30.000 USD, chưa kể nhiều đơn đặt hàng khác phải hủy.
Từ cuối năm 2013 đến nay, các DN kinh doanh cây cảnh đã tạm ngưng xuất khẩu vì những quy định không hợp lý từ quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ do Chính phủ ban hành trong Quyết định 39/2012.
Theo Quyết định 39, muốn xuất khẩu cây cảnh thì phải được UBND phường, xã xác nhận nguồn gốc khai thác trong vườn nhà, trang trại hay rừng tự nhiên, trồng phân tán. Trong khi đó, cây cảnh của các cơ sở, DN lại thu mua của nhiều nông dân, nghệ nhân khắp cả nước. Có nhà vườn là nơi đào tạo nghề trồng cây cảnh, các sản phẩm của học viên cũng được thu mua lại để xuất khẩu. Các sản phẩm cây cảnh khi hoàn thiện để xuất khẩu đã phải qua rất nhiều trung gian trồng, chăm sóc, DN không thể nắm chính xác từng giai đoạn. Chính DN còn không biết nguồn gốc huống gì chính quyền địa phương.
Nhiều DN cây cảnh tại TP.HCM cho rằng những quy định trong quy chế quản lý cay canh van phong, cây bóng mát, cây cổ thụ là nhằm hạn chế tình trạng khai thác cây rừng bừa bãi, làm xói mòn, sạt lở tại các địa phương. Tuy nhiên, khi quy định này được áp dụng với DN chuyên trồng và kinh doanh cây cảnh thì không hợp lý.
Đáng lưu ý là quy chế có hiệu lực từ tháng 12-2012 nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện, UBND cấp xã, phường cũng như các cơ quan kiểm lâm địa phương đều bó tay trước yêu cầu cấp giấy chứng nhận về xuất xứ, nguồn gốc cho cây cảnh.
Theo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, hiện giá trị xuất khẩu cây cảnh các loại đạt hơn 50 triệu USD, mục tiêu đến năm 2015 cả nước có 20.000 ha hoa, cây cảnh với giá trị sản lượng 11.000 tỉ đồng, giá trị xuất khẩu 60 triệu USD/năm. Dù hội này đã có kiến nghị nhưng vướng mắc này vẫn chưa được tháo gỡ, ngành hàng xuất khẩu tiềm năng này đành giậm chân tại chỗ.
Theo plo
0 nhận xét: